Phân biệt nuôi hở và nuôi kín

Rất nhiều người cho đến bây giờ vẫn chưa biết tảo là gì, nuôi ở đâu, và TẢO VIỆT NAM tốt hay là TẢO NHẬT BẢN TỐT?
Dưới đây là một clip VTV1 làm nhanh về quy trình nuôi tảo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Các bạn quan tâm (muốn nuôi hoặc sử dụng các sản phẩm về tảo) xem, nếu chưa thật hiểu hết thì đọc thêm lời giới thiệu mình viết khá chi tiết dưới đây:
– Những cái ống thủy tinh được đặt trên giá ngay đầu clip có thể được xem như NHỮNG ỐNG NGHIỆM BIẾN THỂ – hay nói cách khác chính là HỆ NUÔI KÍN. Đầu tư cực lớn, mà chỉ được dung tích cực nhỏ. Dễ chết đến mức phải đầu tư gần như toàn bộ các máy móc, dụng cụ đo từ cường độ ánh sáng, đến nhiệt độ, độ PH và sở hữu kỹ năng thuần thục, chính xác và tỉ mỉ (hơn con mọn).
– Những cái bể xi măng ở giữa clip chính là HỆ NUÔI HỞ, đầu tư thấp, miễn trừ mối nguy nhiệt độ tăng, ánh sáng mạnh – 2 nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề nhất trong nghề nuôi tảo!
I. SỰ KHÁC BIỆT VỀ NUÔI TẢO HỆ KÍN VÀ HỆ HỞ
1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ HỆ NUÔI
HỆ KÍN tránh bụi bẩn, tránh nhiều chủng tảo dại gây độc xâm nhiễm bằng cách bay trong không khí (các bào tử tảo dại mắt thường không nhìn thấy), tránh các động vật chân trèo, động vật nguyên sinh, các Amoeba, tảo tạp… làm thay đổi chất lượng và năng suất.
Khắc phụ gần như hoàn toàn nhược điểm nuôi hở, xây bể dưới đất, có mái che nilon hoặc để trống hoàn toàn, không ngăn được hàng triệu triệu bào tử tảo dại mỗi giây, mỗi phút… xâm nhiễm vào; ấy là chưa nói đến các động vật chân trèo, động vật nguyên sinh, amoeba… hại tảo.

2. SỰ KHÁC BIỆT VỀ NƯỚC NUÔI
ĐVS sử dụng hoàn toàn nước lọc tinh khiết từ công nghệ RO để pha môi trường, không dùng nước máy, nước giếng… Do đó, sẽ loại được khả năng nước bị nhiễm khuẩn, nhiễm tảo dại, ô nhiễm kim loại nặng hóa chất (chì, thủy ngân…) và ô nhiễm hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, asen – thạch tín…).
Ngoài ra, môi trường tảo chỉ tiếp xúc với kính (100% tảo nuôi bằng bể kính – điều mà những nhà kinh doanh thuần túy không chọn làm vì tốn kém gấp nhiều lần xây bể xi măng, rủi ro lại cao do va chạm, giông lốc và đặc biệt là động đất. Vỡ bể kính thì mất luôn cả chục nghìn lít sinh khối tảo, thiệt hại không thể đong đếm!
Tảo hệ hở tiếp xúc trực tiếp với xi măng, có khi là gạch ốp không thể nói là không có tác động tiêu cực, chưa nói đến các “lỗ hút” từ xi măng là “ổ trứng” của tảo dại, không như bể kính, không có cách gì loại trừ. Điều này ai đã từng kinh doanh bể bơi hiểu rất rõ!

3. SỰ KHÁC BIỆT VỀ THU HOẠCH, BẢO QUẢN
– Vì sử dụng nước tinh khiết để pha môi trường nuôi nên Trung tâm không phải xử lý Cloramin B trước khi nuôi (“có mùi bệnh viện”) để diệt khuẩn, và diệt tảo dại.
– ĐVS cũng không phải sục khí ozon khi thu hoạch nhằm giết chết toàn bộ tảo dại, các động vật nguyên sinh, amoeba…, và như vậy tảo xoắn cũng bị “xử tử” theo, bởi vỏ tế bào tảo xoắn gặp khí ozon sẽ bị vỡ gần hoàn toàn, và sẽ phân hủy ngay từ quá trình bảo quản – đó cũng chính là lý do vì sao tảo ít nhiều không giữ được màu xanh đặc trưng và bắt đầu tanh!
ĐVS chỉ dùng nước lọc tinh khiết sau khi đã được khử khuẩn, rửa môi trường kiềm cho tảo không còn vị mặn của nước biển – như vậy, thay vì là “ướp xác”, thì quy trình của ĐVS là BẢO QUẢN CƠ THỂ SỐNG. Tảo vẫn giữ được màu xanh đặc trưng (xanh lục), và không mùi vị lạ.


4. VÌ SAO LẠI LÀ TẢO XOẮN TƯƠI?
– Tảo xoắn tươi cơ bản rất khác tảo xoắn khô (bột, viên nén, viên nhộng…) là không bị mất ít nhất 10% hoạt chất chữa bệnh và rất nhiều vitamin quý. Khi tảo bị làm khô (dưới bất kỳ hình thức nào, công nghệ hiện đại nào) tức là tảo đã bị phân hủy 1 phần, lý do nằm chính ở dưỡng chất của tảo xoắn.
– Tảo xoắn Spirulina là siêu thực phẩm (hơn 300 chất, trong đó có 8 axit amin thiết yếu mà con người không tự tổng hợp được). Được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là thực phẩm bảo vệ loài người tốt nhất thế kỷ 21… Do đó mà nó rất dễ phân hủy. Thời gian vàng của tảo xoắn chỉ ở 20 phút đầu tiên khi nó được đưa ra ngoài môi trường bình thường. Quy trình sấy/phơi khô lại mất đến vài tiếng, thậm chí cả ngày, cho nên mới nói tảo đã bị phân hủy phần nào. Ấy là chưa kể một số hoạt chất chưa bệnh chỉ phát huy tác dụng khi còn ngậm nước (ẩm, tươi), còn khi đã khô (trạng thái khan) thì sẽ chậm, hoặc không phát huy hiệu quả.
Bằng chứng là kể cả tảo Nhật, tảo Mỹ… (khô) thì vẫn rất tanh, rất khó uống và đương nhiên là kém chất lượng hơn tảo tươi nguyên chất… (Ai không tin, thử lấy tảo tươi bỏ ra phơi nắng – hoặc sấy 1 tiếng sau sẽ biết!).
II. NUÔI TẢO HAY LÀM TẢO (SPIRULINA PLATENSIS)?
– Xin trả lời ngay là NUÔI tảo xoắn chứ không ai LÀM ra tảo xoắn được.
Vì sao vậy?
1. Tảo xoắn Spirulina platensic bản chất là thuần chủng, bởi là vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính (nhân đôi tế bào) nên không thể lai tạo ra các chủng tảo xoắn khác nhau, có chất lượng khác…
2. Giống Tảo xoắn Spirulina platensic được bảo tồn trong môi trường thạch rắn, qua nhiều công đoạn phân lập hướng quang và hoạt hóa tế bào mới ra đến TẢO GỐC thuần chủng, lưu trữ trong môi trường thạch nghiêng hoặc ống nghiệm. Từ đây, tảo giống được đem ra nhân giống cấp 1, cấp 2, cấp trung gian… để nuôi thương phẩm duy nhất 1 lần, hết thời hạn (3 tháng) là hủy hoàn toàn, và bắt đầu lại bởi vốn dĩ vi sinh vật rất nhạy cảm bởi tác động của môi trường nên nhanh thoái hóa (giảm sản lượng) và giai đoạn này trở đi cũng dễ nhiễm tạp chất, tảo dại, tảo độc và các động vật nguyên sinh phá hoại…
3. Chất lượng tảo giống chỉ có thể là thuần chủng, không nhiễm tạp… vì nếu đã nhiễm tạp thì không thể nuôi được, mà có nuôi được cũng không có gì để mà thu hoạch!
Đây cũng là lý do để nói rằng NUÔI chứ không phải LÀM. Tảo sau khi được nuôi dưỡng, chăm sóc cho đạt kích thước thì chỉ cần thu hoạch, bảo quản là xong, KHÔNG PHẢI CHẾ BIẾN thêm bất kỳ gì nữa!
III. MÔI TRƯỜNG NUÔI TẢO XOẮN LÀ GÌ?
– Chỉ có một môi trường Zarrouk duy nhất!
1. MÔI TRƯỜNG ZARROUK LÀ GÌ? Là môi trường chuẩn (nước biển) mà các nhà khoa học (nước ngoài) đã phải làm việc cật lực từ hơn nửa thế kỷ trước mới tìm ra đầy đủ thành phần, tỷ lệ dinh dưỡng lý tưởng nhất cho tảo xoắn sinh trưởng và phát triển. Chỉ cần sai vài % là tảo có thể đã biến dị, ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí là chết.
2. VI KHUẨN, VI RÚT KHÔNG SỐNG ĐƯỢC TRONG MÔI TRƯỜNG KIỀM ZARROUK CỦA TẢO XOẮN!
Bởi, bản chất của vi khuẩn, vi rút chỉ sống được ở môi trường kiềm từ 6-8 độ PH; trong khi tảo xoắn sống trong môi trường kiềm từ 9,5 – 11,5 độ PH. Do vậy, không cần đề phòng vi khuẩn, vi rút… trong môi trường nuôi cấy tảo.
3. TẢO XOẮN CÓ DỄ CHẾT KHÔNG?
Có! Tảo xoắn cực kỳ mong manh.
Ngoài 5 pha phát triển theo quy luật: Pha chậm; pha tăng trưởng; pha tăng trưởng chậm; pha suy tàn và pha chết ra, nó có thể chết sau chưa đầy 30 phút, nếu như để nó gặp phải ít nhất 6 sự cố sau: Sốc nhiệt; sốc ánh sáng; sốc dinh dưỡng; sốc ion; sốc oxy và sốc CO2… Ngoài ra, tảo cũng có thể chết bởi động vật nguyên sinh, động vật chân trèo và amoeba… (dùng tảo làm thức ăn)
* VÌ THẾ NÊN KHÔNG CÓ CHUYỆN TẢO THÍCH NUÔI THẾ NÀO CŨNG ĐƯỢC!
(Đây cũng là giải đáp, tại sao tảo biển lại nuôi ở trên núi!)